Điện mặt trời chiếm bao nhiêu % trong tổng công suất nguồn phát điện Việt Nam hiện nay

Theo số liệu từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia A0 thì tính đến hết năm 2015, tổng công suất nguồn phát điện của Việt Nam vào khoảng 38,800 MW, tăng 1.8 lần so với năm 2010 và xếp thứ 2 Đông Nam Á chỉ sau Indonesia.

Về ngành điện mặt trời, do chính sách bán điện cho EVN chưa được thông qua nên tại Việt Nam chưa có nhà máy đạt công suất 1MW. Theo thống kê sơ bộ thì tổng công suất của các dự án nhỏ lẻ do các doanh nghiệp & cá nhân đầu tư chỉ vào khoảng 5MW, chiếm khoảng 0.01% tổng công suất nguồn phát. Một con số quá nhỏ.

Như vậy có thể thấy chỉ cần tăng tỉ lệ điện mặt trời lên 1% tổng công suất nguồn phát, thì tổng công suất điện mặt trời ở Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 400MW, gấp 80 lần so với quy mô thị trường điện mặt trời hiện nay.

Nhìn ra các nước lân cận để thấy tiềm năng phát triển điện mặt trời ở Việt Nam là quá lớn.

Phát biểu trước giới báo chí vào thứ Năm tuần này tại Hyderabad, Surender Pal Singh Saluja – Chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị điện mặt trời Telangana (SEEMAT) đã nói: ” Chúng tôi hiện đã lắp đặt được 8000-9000 MW điện mặt trời và sẽ lắp đặt thêm 6000 MW nữa để nâng tổng công suất điện mặt trời lên 15000 MW trước tháng 3/2017. Việc này cũng phù hợp với mong muốn của Chính phủ về việc nâng tổng công suất phát điện mặt trời lên 100,000 MW trước năm 2022″

Theo số liệu từ Wikipedia.org thì các nước Châu Á cũng đã đạt được bước tiến đáng kể, cụ thể như:
– Thái Lan: đạt 2500-2800 MW tính đến cuối năm 2015
– Trung Quốc: đạt 35780 MW tính đến cuối năm 2015
– Philippines: đạt 1320MW tính đến cuối 2015
– Nhật Bản: 23300 MW tính đến cuối năm 2014
– Hàn Quốc: 2398MW tính đến cuối 2015

Với cam kết tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng quy hoạch phát điện quốc gia trước năm 2020 và kế hoạch cho tới năm 2030, Việt Nam là một nước rất tiềm năng để đầu tư vào ngành năng lượng mặt trời trong những năm tới.

Tổng đài chăm sóc toàn quốc: 090 242 1981 bke-solar@bkevietnam.net

Messenger icon Top