Smartphone, mặt trời & câu chuyện đi tìm nguồn năng lượng cho tương lai

Smartphone, mặt trời & câu chuyện đi tìm nguồn năng lượng cho tương lai

Từ ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã biết tận dụng nhiệt lượng toả ra từ Mặt trời để sưởi ấm, phơi khô quần áo hay thực phẩm,... Trải qua thêm nhiều thế kỷ nữa, với sự phát triển của công nghệ, nay chúng ta còn có thể làm được nhiều thứ hơn từ nguồn năng lượng này.

Và một trong số đó chính là dùng mặt trời để sạc pin cho smartphone! Vừa nghe qua có vẻ khá là thú vị phải không nào?

Nhưng trên thực tế, tính đến thời điểm bây giờ thì có khá ít các sản phẩm làm được điều này. Lý do nằm ở đâu?

1. Cùng điểm lại lịch sử

Trong quá khứ, Samsung từng là một hãng sản xuất ra màn hình tinh thể lỏng (LCD) đầu tiên, bộ nhớ flash 256 GB V-NAND đầu tiên,... Và tất nhiên là có cả thứ liên quan đến bài viết này - một chiếc điện thoại sử dụng năng lượng mặt trời cũng... đầu tiên!

Nó là Solar Guru hay còn được gọi là Guru E1107, ra mắt năm 2009 với mong muốn giải quyết vấn đề hay mất điện ở Ấn Độ. Tuy nhiên, với chỉ 5 đến 10 phút đàm thoại cho một lần sạc khoảng 1 giờ, sản phẩm này đã bị ghẻ lạnh và mất hút sau vài tháng lên kệ.

Mặc dù thất bại là vậy, Sammy vẫn không nản lòng & tiếp tục tung ra Blue Earth trên nhiều thị trường trong một vài tháng kế tiếp. Nhưng có lẽ do thời chưa tới, nên dù đã cố gắng, sản phẩm kế nhiệm của Tam tinh cũng tiếp tục "tạch" và cuốn theo cả những số liệu bán hàng đi vào lãng quên.

Blue Earth & Guru E1107

Mãi đến 1 năm sau (2010), Puma Phone - sản phẩm được hợp tác bởi hãng "báo sư tử" và Sagem mới được giới thiệu. Đây là một chiếc điện thoại năng lượng mặt trời hướng đến những người chơi thể thao với máy đếm bước chân và một con chip GPS được tích hợp.

Dù vậy, nếu suy xét một cách rạch ròi, Puma Phone cũng chỉ là một dạng giới hạn chứ chưa hẳn là một sản phẩm có khả năng tự sạc thông qua mặt trời được. Bởi nó chỉ nhận năng lượng để duy trì pin chứ không phải là chuyển đổi từ năng lượng mặt trời sang điện năng như cách mà 2 sản phẩm cuađã từng.

Puma Phone

Kể từ đó, các hãng công nghệ lớn nhỏ đã thi nhau nghiên cứu công nghệ này trên điện thoại di động nhưng chưa có cái nào là thực sự lý tưởng. Kể cả Nokia - ông trùm công nghệ lúc bấy giờ cũng dè chừng:

"Thách thức lớn nhất là kích thước giới hạn của phía sau (phần nắp lưng) điện thoại, nó hạn chế mức độ mà pin có thể được sạc."

Trong khi đó, trở lại trong vòng 2 năm qua, Kyocera và Sunpartner Technologies đã từng mang đến MWC nguyên mẫu smartphone năng lượng mặt trời với 3 phút sạc được 1 phút đàm thoại. Nhưng rõ ràng, đây cũng chưa phải là mô hình lý tưởng có thể áp dụng vào sản phẩm thương mại được!

Thách thức lớn nhất là kích thước giới hạn của phía sau (phần nắp lưng) điện thoại, nó hạn chế mức độ mà pin có thể được sạc

Và mặc dù vẫn im hơi lặng tiếng từ xưa đến giờ, nhưng các ông lớn như Apple vẫn dành một góc riêng trên trang web của họ để bàn về vấn đề tương tự. Thế nên ta có thể tin trong tương lai gần, nhiều hãng công nghệ sẽ mang tính năng này lên sản phẩm mới!

2. Đi tìm giải pháp tối ưu

Được biết, trong nguyên mẫu mang đến MWC, Sunpartner Technologies đã mô tả rằng các lớp quang điện trong suốt sẽ được nhúng thẳng vào màn hình cảm ứng. Từ đó cho phép smartphone có thể được nạp năng lượng ngay cả khi đang được dùng. Bởi trên các thiết bị trước đây, lớp quang điện thường chỉ được gắn vào phần nắp lưng.

Các lớp quang điện trong suốt sẽ được nhúng thẳng vào màn hình cảm ứng

Còn khi đó tại trụ sở nghiên cứu của Ubiquitous Energy, họ đã tìm ra một vật liệu thay thế khá là tuyệt diệu. Nó có khả năng biến bất kỳ một bề mặt nào thành một tấm panel năng lượng mặt trời. Từ đó giúp các nhà sản xuất có thể tận dụng mọi bề mặt trên smartphone để nhận năng lượng thay vì phải cố định tại một điểm hạn chế.

Theo tính toán, để cung cấp đủ năng lượng cho một chiếc iPhone hoạt động, chúng ta cần khoảng 2 giờ sạc ở 12 W. Vậy suy ra, với một tấm panel năng lượng mặt trời (hiệu suất thường là 17 %), chúng ta sẽ cần một bảng đủ lớn với công suất 70 W. Thông số đó sẽ tương đương với kích thước panel là 77 mm x 676 mm x 25 mm - khá là cồng kềnh so với số đo 3 vòng của smartphone hiện tại!

Tuy nhiên, một khi ta biết cách ứng dụng vật liệu mới, chúng ta sẽ có thể trưng dụng không gian trên smartphone để biến nó thành panel thu năng lượng vừa nhỏ gọn và tiện lợi! Kích thước khi đó sẽ không còn là vấn đề!

Trước mắt, công nghệ năng lượng mt chỉ mới ở giai đoạn chớm nở và chưa có nhiều bước phát triển đột phá

Trước mắt, công nghệ năng lượng mặt trời chỉ mới ở giai đoạn chớm nở và chưa có nhiều bước phát triển đột phá. Dù vậy, trong tương lai gần, nhiều người tin chắc nó sẽ trở thành một nguồn năng lượng sạch và có thể thay thế các phương thức sạc pin truyền thống.

Và hơn lúc nào hết, ngay bây giờ, giới công nghệ đã truyền tai nhau về một nguyên mẫu hay sản phẩm ứng dụng công nghệ này tại MWC năm sau.

Không biết bạn có mong chờ và thích thú với công nghệ năng lượng mặt trời? Đừng ngại để lại comment để chia sẻ thêm nhé!

Tổng đài chăm sóc toàn quốc: 090 242 1981 bke-solar@bkevietnam.net

Messenger icon Top